Kinh Bồ Tát Quán Thế Âm Cứu Khổ
Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đại
sĩ cứu khổ, kính lạy trăm ngàn muôn ức đức Phật, hằng hà sa số đức Phật, những
bậc toàn giác có vô lượng công đức.
Đức Phật dạy tôn giả A Nan rằng: “Kinh này rất là cao cả, có thể cứu thoát
ngục tù, có thể cứu chữa bịnh nặng, có thể cứu vớt trăm tai nạn ngàn khổ ách.
Nếu có người tụng kinh này được một ngàn lần thì bản thân lìa khổ nạn, tụng
được một muôn lần thì cả nhà lìa khổ nạn.”
Quay về nương tựa sức oai thần của
Phật, quay về nương tựa sức gia hộ của Phật, khiến cho mọi người không sanh tâm
ác độc, làm cho mọi người và bản thân được Phật cứu độ. Quay về nương tựa bồ
tát Hồi Quang, bồ tát Hồi Thiện, đại thiên vương A Nậu, bồ tát Chánh Điện, các
bậc tỳ kheo thanh tịnh, bố ma và phá ác, thì việc cửa quan được cởi bỏ, việc
không chánh đáng được ngưng dứt. Cúi xin chư vị đại bồ tát, năm trăm vị la hán
cứu hộ bản thân đệ tử (và thân nhân/ mọi người/ chúng sanh) thảy đều lìa khổ
nạn. Như xâu chuỗi anh lạc của bồ tát Quán Thế Âm tự nhiên phân rời ra, người
nào siêng năng tụng ngàn muôn lần (kinh này) thì các tai nạn tự nhiên được cởi
bỏ, thoát khỏi.
Đại chúng nghe lời Phật dạy, tin
tưởng, tiếp nhận và vâng làm, bồ tát Quan Thế Âm liền nói thần chú rằng: Kim bồ
kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha.
KINH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT CỨU KHỔ
Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ Kinh
Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ Kinh
Nam mô cứu khổ Quan Thế Âm bồ tát,
bách thiên vạn ức Phật, hằng hà sa số Phật, vô lượng công đức Phật. Phật cáo A
Nan ngôn, thử kinh đại thánh, năng cứu ngục tù, năng cứu trọng bịnh, năng cứu
thiên tai bách nạn khổ. Nhược hữu nhân, tụng đắc nhất thiên biến, nhất thân ly
khổ nạn, tụng đắc nhất vạn biến, hợp gia ly khổ nạn. Nam mô Phật lực uy, nam mô
Phật lực hộ, sử nhân vô ác tâm, linh nhân thân đắc độ. Hồi Quang bồ tát, Hồi
Thiện bồ tát, A Nậu đại thiên vương, Chánh Điện bồ tát, ma kheo ma kheo, thanh
tịnh tỳ kheo, quan sự đắc tán, tư sự đắc hưu. Chư đại bồ tát, ngũ bách la hán,
cứu hộ đệ tử thân, tất giai ly khổ nạn. Tự nhiên Quan Thế Âm, anh lạc bất tu
giải, cần tụng thiên vạn biến, tai nạn tự nhiên đắc giải. Tín thọ phụng hành,
tức thuyết chân ngôn viết: Kim bồ kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề
tát bà ha.
Dịch
nghĩa:
Kinh Bồ Tát Quán Thế Âm Cứu Khổ
Kính lạy bồ tát Quán Thế Âm, bậc đại
sĩ cứu khổ, kính lạy trăm ngàn muôn ức đức Phật, hằng hà sa số đức Phật, những
bậc toàn giác có vô lượng công đức.
Đức Phật dạy tôn giả A Nan rằng: “Kinh này rất là cao cả, có thể cứu thoát
ngục tù, có thể cứu chữa bịnh nặng, có thể cứu vớt trăm tai nạn ngàn khổ ách.
Nếu có người tụng kinh này được một ngàn lần thì bản thân lìa khổ nạn, tụng
được một muôn lần thì cả nhà lìa khổ nạn.”
Quay về nương tựa sức oai thần của
Phật, quay về nương tựa sức gia hộ của Phật, khiến cho mọi người không sanh tâm
ác độc, làm cho mọi người và bản thân được Phật cứu độ. Quay về nương tựa bồ
tát Hồi Quang, bồ tát Hồi Thiện, đại thiên vương A Nậu, bồ tát Chánh Điện, các
bậc tỳ kheo thanh tịnh, bố ma và phá ác, thì việc cửa quan được cởi bỏ, việc
không chánh đáng được ngưng dứt. Cúi xin chư vị đại bồ tát, năm trăm vị la hán
cứu hộ bản thân đệ tử (và thân nhân/ mọi người/ chúng sanh) thảy đều lìa khổ
nạn. Như xâu chuỗi anh lạc của bồ tát Quán Thế Âm tự nhiên phân rời ra, người
nào siêng năng tụng ngàn muôn lần (kinh này) thì các tai nạn tự nhiên được cởi
bỏ, thoát khỏi.
Đại chúng nghe lời Phật dạy, tin
tưởng, tiếp nhận và vâng làm, bồ tát Quan Thế Âm liền nói thần chú rằng: Kim bồ
kim bồ đề, đà la ni đế, ni khư la đế, bồ đề tát bà ha.
Kinh Quan Âm Cứu Khổ
của đạo Phật và đạo Cao Đài giống nhau. *Nam mô Đại Từ, Đại Bi Quảng Đại Linh
Quan Thế Âm Bồ Tát. (đọc 3 lần)
觀世音菩薩救苦經
南無救苦觀世音菩薩。百千萬億佛。恒河沙數佛。無量功德佛。佛告阿難言。此
經大聖。能救獄囚。能救重病。能救千災百難苦。若有人。誦得一千遍。一身離苦難
。誦得一萬遍。合家離苦難。南無佛力威。南無佛力護。使人無惡心。令人身得度。
回光菩薩。回善菩薩。阿耨大天王。正殿菩薩。摩邱摩邱。清淨比邱。官事得散。私
事得休。諸大菩薩。五百羅漢。救護弟子身。悉皆離苦難。自然觀世音。纓絡不須解
。勤誦千萬遍。災難自然得解脫。信受奉行。即說真言曰。
今菩今菩提 陀羅尼帝 尼佉羅帝 菩提薩婆訶
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục
tạng kinh,
Ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1,
số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
Phương đẳng bộ là các kinh đại thừa ngoài bốn bộ: Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Hoa
và Niết Bàn. Trong Phương đẳng bộ chia làm hai bộ chính là Bảo Tích và Đại Tập.
Nếu phân loại theo hiển mật thì kinh này thuộc Phương đẳng mật chú bộ, vì có
thần chú Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ, gọi tắt là thần chú Cứu khổ.
No comments:
Post a Comment